Tác giả :
Câu 1: Thí sinh trúng tuyển đại học khi nhập học có phải khám sức khỏe bắt buộc không ạ?
-    Thí sinh trúng tuyển đại học khi nhập học bắt buộc phải khám sức khỏe do trường tổ chức phối hợp với các bệnh viện tuyến quận huyện hoặc phòng khám đa khoa tương đương trở lên thực hiện khám và nhận xét, kết luận vào phiếu khám sức khỏe theo mầu quy định. Phiếu khám sức khỏe được lưu lại trong hồ sơ sinh viên tại trường nơi sinh viên học.( Căn cứ theo điều 35 quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy)
-    Phí khám sức khỏe theo quy định hiện hành tại thời điểm khám.

Câu 2: Điều kiện sức khỏe như thế nào thì sinh viên được miễm giảm môn giáo dục thể chất và quốc phòng phần thực hành?
-    Những Sinh viên hiện đang mắc các bệnh nặng nếu tập luyện với cường độ thông thường có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì sẽ được xem xét để miễn môn giáo dục thể chất và quốc phòng phần thực hành.
-     Cụ thể 1 số bệnh sau: Suy tim, suy thận, suy gan, tiểu đường tupe I, Cao huyết áp, bệnh tim bẩm sinh, dị tật bẩm sinh, gù vẹo cột sống, teo cơ, biến dạng khớp, khiếm khuyết cơ quan vận động, suy giảm chức năng cơ quan vận động do tai nạn, bệnh ung thư các loại….

Câu 3: Hồ sơ xin xét miễm giảm môn giáo dục thể chất và quốc phòng phần thực hành bao gồm ?

+  01 Đơn xin miễm môn giáo dục thể chất và quốc phòng ( có xác nhận của Trưởng trạm y tế trường , xét duyệt của P. Đào tạo)
+ 01Giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe hoặc (Giấy ra viện, Giấy chứng thương, Giấy giám định y khoa, Sổ khám bệnh, đơn thuốc…) của Bệnh viện đa khoa hoặc Phòng khám đa khoa từ cấp huyện ( hoặc tương đương) trở lên có ký đóng dấu đầy đủ. ( bản pho tô).
- Đến P.1 Trạm y tế Trưởng trạm xác nhận. Chuyển đơn lên P. Đào tạo theo hương dẫn để được xét duyệt cụ thể

Câu 4: Sinh viên khi đang học, đang thi ở trường bị bệnh cần phải làm gì?

- Sinh viên cần báo với Thầy, Cô phụ trách lớp về tình hình bệnh của mình và nhờ Thầy, Cô các bạn giúp đỡ đưa về trạm y tế để được khám và điều trị sơ cứu, cấp cứu kịp thời. Tùy tình trạng bệnh các Em sẽ được điều trị  theo dõi tại trạm y tế trong ngày hoặc hướng dẫn chuyển tuyến trên theo quy định, hoặc được cấp thuốc điều trị ban đầu trong 03 ngày.

Câu 5: Sinh viên được nghỉ học, nghỉ thi vì lý do bệnh trong các trường hợp bệnh như thế nào ?
- Sinh viên được nghỉ học, nghỉ thi trong các trường hợp bệnh sau: Tất cả các trường hợp bệnh cấp cứu, nằm viên, phẫu thuật, tai nạn, bệnh cấp tính, bệnh truyền nhiễm, bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng để thi hoặc học… tùy tình hình cụ thể.
- Để được nghỉ sinh viên cần phải có : giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận phẫu thuật, sổ khám bệnh toa thuốc của cơ quan y tế có tư cách pháp nhân ký, đóng dấu xác nhận. Sinh viên được nghỉ đúng số ngày theo thời gian điều trị ghi trên giấy.

Câu 6: Để phòng ngừa tai nạn thương tích khi thực tập nhà xưởng, phòng thí nghiệm, khi tập luyện thể dục thể thao sinh viên cần lưu ý các điểm sau:

- Đọc kỹ và thực hiện đúng nội quy , quy định của từng môn học.
- Thực hiện đúng các qui tắc an toàn về điện, an toàn cháy nổ, quy tắc vận hành sử dụng  máy móc.
- Khi tập luyện thể thao phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của Thầy, huấn luyện viên, khởi động kỹ các bài tập
- Tình trạng sức khỏe bất thường phải báo ngay với Thầy, Cô và bạn bè để được nghỉ và hỗ trợ kịp thời.
- Tham gia đầy đủ Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm con người kết hợp để được hưởng quyền lợi tối đa khi xảy ra rủi ro do tai nạn khi thực tập nhà xưởng, phòng thí nghiệm, khi tập luyện thể dục thể thao.

Câu 7: Bệnh truyền  nhiễm hay gặp ở trường đại học là những bệnh nào?

- Bệnh sốt xuất huyết, bệnh cúm A, bệnh thủy đậu, bệnh quai bị, bệnh sởi, bệnh rubella, bệnh viêm đường hô hấp cấp do nhiễm siêu vi, bệnh nhiễm trùng- nhiễm độc thức ăn, bệnh tiêu chảy cấp….
- Để phòng ngừa các bệnh trên các Em có thể chích ngừa bằng các loại vắc xin đặc hiệu có trên thị trường tại các Trung tâm y tế dự phòng hoặc các Bệnh viện, Trạm y tế gần nơi cư trú.(Bảo hiểm không chi trả chi phí này). Nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cách ly nguồn  lây nhiễm, ở trong môi trường sạch sẽ thoáng đãng, không bị ô nhiễm, vệ sinh ăn uống và vệ sinh cá nhân tốt.

Câu 8: Bệnh sốt xuất huyết?
Bệnh sốt xuất huyết là: bệnh nhiễm trùng cấp do vi rút Dengue gây nên. Muỗi vằn (Aedes aegypti và Aedes albopictus) là vật trung gian truyền bệnh. Bệnh đang lan truyền ở nhiều nước trên thế giới, có nhiều người bị nhiễm vi rút trong đó có những trường hợp bị sốt xuất huyết Duegue phải nhập viện.Tỷ lệ tử vong đến 5% thậm chí cao hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Nguồn bệnh: Người bệnh là ổ chứa vi rút chính. Gần đây người ta phát hiện ở Malaysia có loại khỉ hoang dại ở khu rừng nhiệt đới có mang vi rút Dengue.
- Đường lây truyền: Người bệnh nhiễm vi rút Dengue bị muỗi Aedes đốt rồi truyền cho người lành. Khi bị bệnh người bệnh sẽ xuất hiện kháng thể IgM  kháng Dengue tạm thời kéo dài 8 tuần. Khi phát hiện kháng thể này trong huyết thanh chứng tỏ bệnh nhân đang bị nhiễm vi rút Dengue cấp tính hoặc vừa mới khỏi bệnh. Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn tồn tại nhiều năm hoặc suốt đời và có miễn dịch với típ Dengue đó nhưng không miễn dịch với típ vi rút gây bệnh loại khác. Do đó một người có thể bị mắc bệnh lần 2 hoặc 3 do típ huyết thanh khác gây bệnh.
-    Nước ta có 2 loại muỗi Aedes gây bệnh chủ yếu là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Muỗi Aedes hút máu vào ban ngày và thường hút máu nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi Aedes aegypti có mình nhỏ đen, có khoang trắng thường gọi là muỗi vằn, thường đậu ở nơi tối trong nhà, thường  sống ở các đô thị. Muỗi Aedes albopictus thích sống ở lùm cây ngọn cỏ phần lớn sống ở vùng nông thôn. Sau  khi muỗi hút máu người bệnh, muỗi cái có thể truyền bệnh ngay nếu hút máu người lành hoặc viruts được nhân lên ở tuyến nước bọt của muỗi sau 8- 10 ngày nếu hút máu người lành có thể truyền bệnh sang người lành. Muỗi bị nhiễm vỉ rút Dengue có thể truyền bệnh suốt vòng đời của muỗi khoảng 174 ngày ( khoảng 5-6 tháng). Muỗi Aedes đẻ trứng sau sinh ra bọ gậy ( lăng quăng) ở các dụng cụ chứa nước trong gia đình như: chum vại, bể nước, lọ hoa, chậu cảnh… hoặc ở ngoài nhà như: hốc cây có nước,máng nước, vỏ đồ hộp, vỏ chai, rãnh nước hoặc rãnh nước,  ao hồ…Chu kỳ phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành khoảng 11 đến 18 ngày khi nhiệt độ 29 -31 o C. Mật độ muỗi thường tăng trưởng vào mùa mưa do đó muốn phòng bệnh tốt phải loại bỏ được những dụng cụ chứa nước nơi muỗ đẻ trứng, hoặc thả cá 7 màu để ăn bọ gậy, phun thuốc diệt muỗi định kỳ vào giữa và sau mùa mưa. Người ta ước tính cứ 1 trường hợp sốt xuất huyết có sốc vào bệnh viện thì có khoảng 200-500 người bị nhiễm vi rút Dengue có triệu chứng lâm sàng hay không có triệu chứng nhất là ở vùng có mật độ muỗi cao.

Câu 9: Triệu chứng lâm sàng của bệnh Sốt Dengue?

- Ủ bệnh: từ 3- 15 ngày
- Khởi phát: biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào lưa tuổi:
+ Trẻ còn bú và trẻ nhỏ có thể có triệu chứng sốt không đặc hiệu và phát ban.
+ Trẻ lớn và người lớn: Sốt cao đột ngột kèm nhức đầu, đau nhức 2 bên hố mắt, đau khắp người, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, chán ăn.
- Toàn phát: Sốt cao 39 – 40 độ C kèm theo các triệu chứng:
+ Xung huyết củng mạc mắt, đau nhức quanh hốc mắt, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi chán ăn, sưng hạch bạch huyết,  phát ban ngoài da ban dát sẩn hoặc ban kiểu dạng sởi, đôi khi có xuất huyết ở dưới da, niêm mạc, xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu bình thường hoặc hơi hạ, tiểu cầu bình thường, Hematocrit bình thường. Sốt thường từ 2- 7 ngày, tiên lượng bệnh tốt, không xảy ra sốc.

Câu 10: Triệu chứng lâm sàng của bệnh Sốt xuất huyêt Dengue?
Sốt xuất huyêt Dengue không sốc:
- Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39- 40 độ C, sốt kéo dài 2-7 ngày sốt kèm theo các triệu chứng như: mệt mỏi, chán ăn, đau bụng ở thượng vị hoặc hạ sườn phải đôi khi nôn, gan to: ở trẻ em hay gặp hơn người lớn, đôi khi da xung huyết hoặc có phát ban
-    Hội chứng thần kinh: Đau người, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đau quang hố mắt, trẻ em đôi khi sốt cao có co giật, hốt hoảng.
-    Hội chứng xuất huyết : thường xuất hiện vào ngày thứ 2 của bệnh. Trường hợp không có xuất huyết thì có dấu hiệu dây thắt dương tính.
+ Xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi tiêm chích sẽ thấy bầm tím quang nơi tiêm.
+Xuất huyết ngoài da: biểu hiện các chấm xuất huyết, vết bầm tím, rõ nhất là xuất huyết ở mặt trước 2 cẳng chân và mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân.
+ Xuất huyết ở niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài, hoặc xuất hiện kinh nguyệt sơm hơn kỳ hạn.
+Xuất huyết tiêu hóa: Nôn ra máu, đại tiện ra máu . Khi có xuất huyết tiêu hóa nhiều bệnh thường diễn biến nặng.
Sốt xuất huyêt Dengue có sốc:
Sốc là biến chứng nặng của bệnh sốt xuất huyết Dengue dễ đưa đến tử vong. Bệnh phải theo dõi thường xuyên:  mạch,nhiệt độ, huyết áp, Hematocrit, số lượng nước tiểu.
Sốc thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh. Nhiệt độ hạ xuống đột ngột, da lạnh tím tái, Người bệnh vật vã , li bì, đau bụng cấp. Sốc xuất hiện nhanh chóng với mạch nhanh nhỏ khó bắt, da lạnh vã mồ hôi, huyết áp hạ, huyết áp tối đa dưới 90 mmHg hoặc huyết áp kẹp.
Nếu không xử trí kịp thời sốc diễn biến rất nhanh với huyết áp tụt nhanh đôi khi không đo được, mạch nhanh nhỏ khó bắt. Bệnh nhân ở trạng thái lơ mơ, thở yếu. Thời gian sốc thường ngăn bệnh nhân có thể tử vong trong vòng từ 12 đến 24 giờ. Không xử trí nhanh chóng thì sốc kéo dài sẽ gây ra toan chuyển hóa, giảm natri máu xuất hiện đông máu nội quản rải rác gây xuất huyết trầm trọng ở tiêu hóa và các cơ quan khác, bệnh nhân có thể xuất huyết não đưa đến hôn mê.
-    Thời kỳ hồi phục của Sôt xuất huyết Dengue có sốc hoặc không có sốc đều nhanh chóng: bệnh nhân ăn ngon miệng, thèm ăn là dấu hiệu tiên lượng tốt.
Câu 10: Mức độ nặng hoặc nhẹ của bệnh Dengue xuất huyết được phân loại như thế nào?
Theo tổ chức Y tế thế giới chia làm 4 độ:
Dengue xuất huyết không sốc
+ Độ I: Sốt kéo dài từ 2- 7 ngày kèm theo các dấu hiệu không đặc hiệu ( nhức đầu, đau người…) dấu hiệu dây thắt dương tính.
+ Độ II: Như độ I kèm theo có xuất huyết ngoài da, niêm mạc, phủ tạng
Dengue xuất huyết có sốc
+ Độ III:  Có dấu hiệu suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc kẹp, mạch nhanh yếu, da lạnh, người bứt rứt, vật vã.
+ Độ IV: Sốc sâu mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được (HA=0), chân tay lạnh.

Câu 11: Phương pháp phòng bệnh Sốt xuất huyết như thế nào?
Các phương  pháp phòng: cần phải diệt muỗi, loại trừ những nơi muỗi sinh sản và phòng muỗi đốt.
1.    Phun thuốc diệt muỗi: cần được làm trước khi có sự chuyển mùa ( trong và sau mùa mưa). Cần được tăng cường trong các vụ dịch để kiểm soát dịch bệnh. (Sử dụng thuốc diệt muỗi cần thận trọng đối với trẻ nhỏ và người già.)
2.    Phòng muỗi đốt:
Muỗi truyền vi rút Dengue thường đốt vào ban ngày nên phải bảo vệ để tránh muỗi đốt: mặc quần áo dài che kín chân tay, dùng các dụng cụ bắt muỗi, diệt muỗi vào ban ngày, dùng màn chống muỗi (màn có thể tẩm chất diệt côn trùng Pyrethroid), phá vỡ chu kỳ lây truyền muỗi nhiễm vi rút hút máu người truyền bệnh sang người thành người bị bệnh.
3.    Phòng muỗi sinh sản: Muỗi truyền vi rút Dengue sống và sinh sản ở những nơi chứa nước và ứ đọng  nước  ở trong, xung quanh  nhà. Đổ nước thừa, nước ứ đọng ở các dụng cụ chai lọ, túi nhựa. lon độ hộp không dùng cần vứt bỏ . Thay nước hằng ngày các bình, chậu cây cảnh, hồ chứa nước  cây cảnh cần phải thả cá 7 màu ăn lăng quăng diệt bọ gậy. Vật dụng chứa nước sạch cần phải có nắp đậy kín.
Câu 12: Bệnh thủy đậu (khái niệm, nguyên nhân, đường lây, biểu hiện bệnh, tiến triển và biến chứng) ?
Bệnh thủy đậu là một bệnh lây nhiễm lành tính, thường gặp, do vi rút Varicella Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi nơi, mọi lứa tuổi, trẻ em thường gặp hơn người lớn và nhẹ hơn.
Bệnh thủy đậu rất dễ lây, dễ bùng phát thành dịch. Con người là nguồn chứa vi rút Varicella Zoster duy nhất. Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh ( qua các vết ban ngứa hoặc các vết phỏng nước dưới da, qua nước bọt, qua dịch tiết mũi họng), hoặc dịch tiết mũi họng của người bệnh có trong không khí. Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi gây nên những di tật bẩm sinh như : teo chi, dị tật ở mắt, dị tật ở thần kinh trung ương ( tỷ lệ  0,4 - 2%)…Bệnh thủy đậu có khả năng lây nhiễm cho người khác từ 1-2 ngày trước khi phát ban cho đến khi các nốt phổng nước khô vảy hoàn toàn.
Bệnh phát triển qua 2 thời kỳ:
+  Ủ bệnh từ 14-16 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây giai đoạn này không có triệu chứng.
+ Thời kỳ 2 phát bệnh: Người bệnh có sốt nhẹ ( 38 độ C)  hoặc cao hơn nếu ban mọc dày kèm theo nhức đầu, mệt mởi, đau họng. Xuất hiện các vết ban đỏ, ngứa trên da ở vùng đầu, mặt rồi lan ra khắp cả người. Ban mọc cả ở niêm mạc miệng, mũi, tai và bộ phận sinh dục. Sau 12-24 giờ các nốt ban tiến triển thành các nốt phỏng nước bên trong chứa chất dịch trong suốt. Các nốt phỏng nước vỡ ra, khô lại thành vảy và bong ra sau 5-10 ngày. Khác với bệnh đậu mùa các vảy này không để lại sẹo vĩnh viễn nếu không bị nhiễm trùng da thứ phát.
Thủy đậu là bệnh nhẹ, lành tính . Bệnh tiển triển khoảng 10-15 ngày rồi tự khỏi. Tuy vậy cũng có 1 số trường hợp có biến chứng ở những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, những cơ thể bị suy giảm sức đề kháng. Biến chứng  thường gặp:  nhiễm trùng da, mô mềm ở trẻ em, viêm phổi ở người lớn, nhiemx trùng máu, viêm khớp, viêm tủy xương…

Câu 13: Phương pháp điều trị và phòng bệnh thủy đậu?
Bệnh thủy đậu thường nhẹ và tự khỏi nên có thể để bệnh nhân tại nhà để chăm sóc. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng.
+ Để bệnh nhân năm cách ly ở phòng riêng thoáng khí có ánh sang mặt trời
+ Vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh ly 9% o.
+Thay quần áo , tắm rửa hằng ngày bằng nước ấm trong  phòng tắm, mặc quần áo rộng, mềm mại, mỏng.
+Dùng dung dịch Xanh Milan để chấm lên các nốt phỏng đã vỡ.
+ Nếu trẻ ngứa nhiều có thể cho trẻ dung thuốc an thần thích hợp, hoặc nếu có sốt cao có thể dung thuốc hạ sốt  theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
+ Nên ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống nhiều nước nhất là các nước trái cây…
Để phòng bệnh thủy đậu cần phát hiện bệnh sớm để tránh lây lan cho cộng đồng.
+Cách ly người bệnh: từ lúc phát ban đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn ( phải nghỉ học, nghỉ làm khoảng 7 ngày).
+Người bệnh ở phòng riêng, sử dụng các vật dụng sinh hoạt các nhân riêng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi cần tiếp xúc cần phải đeo khẩu trang, sau khi tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng.
+Vệ sinh phòng ở của người bệnh: lau sàn phòng, giường tủ ghế, đồ chơi, của người bệnh bằng nước Javel hoặc dung dịch CloraminB sau đó  rửa lại bằng nước sạch, đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.
+ Tiêm phòng bằng Vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất để tránh bệnh thủy đậu.

Câu 14: Bệnh sởi ?
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, do vi rút thuộc nhóm RNA Paramyxovirus gây ra. Vi rút xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp trên, vào máu, sinh sản ở hệ lưới mô bào. Vi rút có ở họng và máu của bệnh nhân từ cuối thời kỳ ủ bệnh cho dến khi ban mọc một thời gian, tồn tại trong không khí ít nhất 34 giờ nhưng không chịu được khô hanh.
Bệnh sởi thường gặp ở trẻ em, mọi trẻ chưa có miễn dịch với sởi đều có thể nhiễm vi rút sởi, song lứa tuổi mắc nhiều nhất là 2 -6 tuổi. Bệnh sởi lây rất nhanh, 90% trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh, vi rút sởi có thể theo nước bọt của người bệnh bắn ra ngoài không khí truyền trực tiếp cho người khác trong phạm vi bán kính từ 1-2m mỗi khi ho, hắt hơi, nói chuyện qua niêm mạc đường hô hấp.
Bệnh có thể gặp ở mọi nơi, quang năm thường mùa mưa nhiều hơn mùa nắng, có thể bùng lên thành dịch theo chu kỳ từ 2-4 năm một lần.
Thể thường : Bệnh lành tính, ủ bệnh từ 10-12 ngày có thể ngắn hơn (7 ngày) có khi dài hơn (20 ngày). Thường không có biểu hiện gì. 1 số trường hợp sau khi tiếp xúc vơi trẻ ốm trẻ sốt nhẹ 5-6 ngày rồi khỏi. Thời kỳ khởi phát: từ 4-5 ngày triệu chứng nổi bật là sốt cao 39- 39,5 độ C, mệt mỏi, nhức đầu đau cơ khớp, chảy nước mắt, nước mũi,mắt đỏ, ho nhiều, ho khan, có khi tiêu chảy. Từ ngày thứ hai các triệu chứng năng thêm có ho nhiều về ban đêm, ho khan ho từng cơn , có thể khan giọng mê sảng khó thở, rồi cơn ho lui dần có thể gần sáng lại lên cơn nữa và đến khi hết hẳn thì sởi bắt đầu mọc. Nốt đầu tiên  sởi thường mọc ở niêm mạc má có những chấm trắng nhỏ độ 1mm hơi nổi gợn lên ( dấu hiệu Koplik) có khi chỉ có 2-3 nốt ở niêm mạc má đối diện với răng hàm số 1, các nốt này chỉ tồn tại 24-48 giờ và thường lặn hết sau khi sởi mọc 1 ngày.
Thời kỳ sởi mọc:  Thông thương từ 5-7 ngày các triệu chứng năng lên rồi đến đêm thì sởi bắt đầu mọc. Phần nhiều sởi mọc ở sau tai, chân tóc rồi lan dần theo trình tự : mặt, cổ, lưng, bụng và chân tay. Đến ngày thứ 3 ban mọc khắp người, ban mọc dày nhất ở những nơi hay cọ xát hoặc phơi nắng, có khi các nốt ban hợp với nhau thành từng vầng. Các nốt sởi hình tròn hoặc bầu dục, có màu đỏ hồng nhạt sờ vào mịn như nhung, ấn vào biến mất, da xung quanh vẫn bình thường. Khi sởi mọc hết thì hết sốt và sởi bắt đầu bay. Ban sởi bay cũng theo trình tự như khi mọc. Để lại các vết thâm và bong da nhỏ như rắc phấn rôm vằn như da hổ. Các vết thâm kéo dài khoảng 1 tuần thì hết. Có thể trẻ còn đau mắt, sổ mũi, khó chịu quấy khóc, ăn kém.
Điều trị bệnh:  Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chủ yếu là điều trị triệu chứng. Chăm sóc phòng ngừa và điều trị biến chứng. Cho trẻ cách ly, tránh gió lùa, không tiếp xúc với trẻ khác, vệ sinh lau rửa bằng nước ấm, xúc miệng bằng nước sôi để nguội hoặc nước muối  pha loãng, cho ăn nhẹ, đủ chất, uống nhiều nước ( Oresol, nước hoa quả tươi ) khi trẻ có sốt cao, tiêu chảy. Vẫn cho trẻ bú sữa và tăng khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng và carotene. Chỉ dung kháng sinh khi có chỉ định của thày thuốc. Cho trẻ uống them VitaminA 100.000 UI  trong 2 ngày đầu. Sauk hi sởi bay uống them 1 liều như thế. Khi sởi bay trẻ vẫn còn sốt cần đưa trẻ đi viện ngay.
Tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ là biện pháp phòng ngừa duy nhất.
Mũi 1: khi trẻ tròn 9 tháng tuổi.
Mũi 2: trong chiến dịch tiêm nhắc lại Vắc xin sởi.

Câu 15: Bệnh Rubella được thể hiện như thế nào?
Bệnh Rubella thường xuất hiện vào mùa đông xuân, thường ở phía nam gia tăng vào thời tiết lạnh. Đây là bệnh lành tính nhưng lại nguy hiểm với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu vì có nguy cơ xảy thai, sinh con bị dị tật.
Nguyên nhân gây bệnh là do vi rút thuộc nhóm Togavirus họ Togaviridae xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi họng, nhân lên trong đường hô hấp rồi vào máu. Vi rút được phát hiện trước khi phát ban 8 ngày và tồn tại sau khi phát ban 2 ngày. Sự đào thải vi rút qua miệng họng kéo dài 8 ngày sau khi có triệu chứng.
Rubella bẩm sinh là do mẹ bị nhiễm truyền qua nhau thai sang bào thai với các biểu hiện: chậm phát triển thâm nhiễm gan, lách bởi các tổ chức tạo huyết, viêm phổi kẽ, giảm số lượng tế bào, tế bào nhân khổng lồ trong tủy xương, dị dạng cấu trúc hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Vi rút có thể tồn tại ở bào thai trong thời gian mang thai và có thể đào thải trong vòng 6- 31 tháng sau khi sinh. Phụ nữ mang thai mắc bệnh Rubella kể cả không có triệu chứng lâm sàng đều có khả năng gây ra sự phát triển không bình thường của bào thai tới trên 90 %. Nguy cơ lớn nhất với thai nhi là mẹ bị nhiễm bệnh trong thời gian từ 3 đến 6 tuần của thai kỳ. Hiếm gặp di tật nếu người mẹ bị nhiễm Rubella sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Do đó biết được tình trạng miễn dịch của phụ nữ trước khi mang thai, hoặc càng sớm càng tốt trong thời kỳ mang thai thông qua tiền sử tiêm chủng trước đó hoặc nhờ test huyết thanh học. Nếu kháng thể Rubella có mặt trước hoặc trong vòng 10 ngày sau khi bị phơi nhiễm, bệnh nhân được coi là có miễn dịch và nguy cơ tổn thương bào thai là không có.
Nếu bào thai bị nhiễm Rubella sớm sẽ có nguy cơ cao làm thai chết trong bụng mẹ ( thai lưu), xẩy thai tự nhiên và mang các dị tật. Hội chứng Rubella bẩm sinh được coi là một dị dạng của tim bao gồm: Còn ống động mạch, thông liên thất, hẹp động mạch phổi, tổn thương ở mắt như: đục giác mạc, đục thủy tinh thể, viêm võng mạc và tật nhãn cầu nhỏ, đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ, điếc. Một số ít trẻ còn có suy giảm miễn dịch dịch thể hoặc tế bào gây nên giảm đào thải vi rút kéo dài dẫn đến tử vong. Những trường hợp dị tật trung bình hoặc nặng có thể phát hiện được ngay sau khi sinh. Những trường hợp nhẹ hoặc mắc bệnh tim nhẹ, điếc thì đến khi trẻ vài tháng tuổi hoặc vài năm tuổi mới phát hiện được. Biểu hiện muộn của Rubella bẩm sinh là mắc bệnh đái tháo đường.
Câu 16: Phân biệt bệnh Rubella với các bệnh sốt phát ban khác?
Người lớn nhiễm Rubella có các dấu hiệu trước khi phát ban khoảng 1-7 ngày như: Sốt, mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc nhẹ, và sưng hạch. Trẻ em phát ban là biểu hiện đầu tiên của bệnh các biểu hiện về hô hấp rất nhẹ hầu như không có. Các ban nhỏ, đỏ đôi khi xuất hiện ở màn hầu nhưng không phải là đặc trưng bệnh lý của bệnh, sau đó ban mọc ở trán, mặt, lan xuống dưới lưng và các chi. Các ban dạng dát, sẩn nhỏ giống như ban sởi nhưng màu sang hơn so với ban sởi nên bệnh còn được gọi là  bệnh sởi Đức. Ban thường riêng biệt nhưng có khi kết hợp thành quầng đỏ rộng như trong sốt tinh hồng nhiệt. Ban tồn tại từ 1-5 ngày nhưng hay gặp nhất kéo dài trong 3 ngày.
Sưng hạch xuất hiện trước phát ban, biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn phát ban sớm, tồn tại vài ngày sau khi ban bay. Có thể xuất hiện lách to hoặc to toàn than nhưng các hạch sau tai và hạc dưới chẩm thường hay gặp. Đôi khi gặp đau cơ và sưng khớp nhẹ đặc biệt ở phụ nữ trẻ. Sưng và đau các khớp cổ tay, ngón tay, khớp gối, biểu hiện rõ nhất khi phát ban và kéo dài từ 1-14 ngày sau khi các triệu chứng khác của bệnh mất đi. Xuất huyết có thể kèm theo hoặc không,giảm tiểu cầu có thể có. Viêm não tủy cũng có thể xuất hiện sau bệnh rubella nhưng ít gặp hơn nhiều so với viêm não sau sởi.
Thời kỳ lui bệnh thì các triệu chứng giảm dần rồi tự khỏi. Sau khi khỏi bệnh người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời không bị mắc bệnh trở lại.

Câu 17: Cách phòng bệnh Rubella?
Người bệnh Rubella phải được cách ly, quản lý tránh tiếp xúc, nhất là tuyệt đối không tiếp xúc với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Cho người bệnh ở phòng riêng có của sổ thoáng mát, có đủ ánh sang mặt trời. Sử dụng riêng biệt các dụng cụ sinh hoạt cá nhân: khăn mặt, ly, chén, bát ăn cơm, giường gối, chăn mền….
Tiêm phòng vắc xin chủ động 95% tạo ra kháng thể tồn tại ít nhất 16 năm hoặc có khi cả đời. Không bao giờ được sử dụng cho người có thai, hoặc có thể có thai trong vòng 3 tháng.
Trẻ sơ sinh có kháng thể mẹ truyền sang (miễn dịch thụ động) được bảo vệ khoảng 6-9 tháng sau khi sinh.

Câu 18: Bệnh quai bị
- Thế nào là bệnh quai bị?
Quai bị là một bệnh nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên làm viêm tuyến nước bọt mang tai, bệnh có trên toàn thế giới, chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường phát vào mùa xuân nhất là vào tháng 4 tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ, trại lính…
Bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, trẻ dưới 2 tuổi ít gặp. thường gặp ở lứa tuổi từ 10-19 tuổi. Quai bị gây miễn dịch bền vững. Rất ít khi bị quai bị lần 2.
- Sự lây truyền của bệnh quai bị?
Quai bị lây truyền qua đường hô hấp, theo những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Thời gian lây là từ 6 ngày trước khi sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý. Vỉ rút quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2- 3 tuần.
- Biểu hiện của bệnh quai bị?
Sau khi tiếp xúc vơi vi rút quai bị khoảng 14 -24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt đôi khi có rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Tuyến mang tai có thể sung 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến I bên kia bắt đầu giảm. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm đẩy tai lên trên và ra ngoài, có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết (Khác với viêm tuyến mang tai do vi trùng). Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má hai bên sưng đỏ, có khi có giả mạc, Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày.
Có khoảng 25% người bị nhiễm vi rút quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý nhưng có khả năng truyền bệnh mà người xung quang không biết.
Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng, có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể có các biến chứng sau:
-    Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Có tỷ lệ gặp 20-35% ở người sau tuổi dậy thì, biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7- 10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh cang phù như một sợi dây thừng, tình trạng viêm và sốt kéo dài 3- 7 ngày sau đó 50% trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.
-    Nhời máu phổi. Là tình trạng có vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.
-    Viêm buồng trứng:  Có tỷ lệ 7% thường găp ở nữ sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn đến vô sinh.
-    Viêm tụy:  có tỷ lệ 3-7 % là biểu hiện nặng của bệnh quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều,ói , có khi tụt huyết áp.
-    Các tổn thương thần kinh: Viêm não chiếm 0,5% biểu hiện thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, đau đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to não úng thủy.
Tổ thương thần kinh sọ não. Điếc, mù.
Viêm tủy sống cắt ngang.
Viêm đa rễ thầnn kinh.
-    Một số biến chưng khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác tạm thời (giảm thị lực tạm thời khoảng 10- 20 ngày), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiếu cầu,…
-    Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai: trong 3 tháng đầu có thể gây xẩy thai, sinh con dị dạng, nếu bị 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Câu 19: Phương pháp điều trị và phòng bệnh bệnh quai bị như thế nào?
-    Điều trị:
Cho mọi bệnh nhân:  Cách ly bệnh nhân hai tuần kể từ khi phát bệnh, giảm đau tại chỗ đắp khăn ấm, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng thuốc hạ sốt giảm đau Paracetamol.
Trường hợp bị viêm tinh hoàn: Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau. Dùng thuốc Corticoid đúng liều; dung liều đầu 60mg/ngày sau đó giảm liều dần trong 7-10 ngày thì cắt không dùng nữa.
Có thể phải phẫu thuật giải áp khi tinh hoàn bị chèn ép nhiều.
-    Phòng bệnh:
Phòng bệnh chủ động bằng chích ngừa vác xin kết hợp với  phòng sởi và rubella ( Trimovax, MMR)
Nếu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi, lần 2 : từ 4- 12 tuổi.
Nếu tiêm từ 9 tháng tuổi tiêm 3 lần: Lần 1 9thangs tuổi. Lần 2 sau lần 1 sáu tháng. Lần 3: từ 4-12 tuổi
Phòng bệnh quai bị thụ động bằng tiêm globulin miễn dịch cho người tiếp xúc với vi rút quai bị mà chưa được tiêm vác xin trước đó.

Câu 20: Bệnh lao phổi ( bệnh lao là gì, đường lây, biểu hiên bệnh, cách phòng ngừa bệnh) như thế nào?
-    Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất ( chiếm 80-85% các trường hợp).
-    Bệnh lao lây qua đường không khí khi người bệnh lao phổi ho, hắt hơi, khạc đàm… làm văng ra những hạt nước bọt nhỏ li ti có mang theo vi khuẩn lao và bay lơ lửng trong không khí.
-    Biểu hiện của bệnh lao phổi:  
+ Ho khạc đàm kéo dài trên 2 tuần.
+ Sụt cân, ăn không ngon miệng, mệt mỏi.
+ Sốt, ớn lạnh về chiều.
+ Đổ mồ hôi trộm về đêm.
+ Đau ngực, ho ra máu.
Chỉ cần có một hay nhiều triệu chứng hãy nghĩ ngay đến bệnh lao. Cũng có những trường hợp không có những biểu hiện nào cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ 1 lần nhất là khi tiếp xúc với nguồn lây.
-    Chẩn đoán bệnh lao:  Xét nghiệm đàm tim vi trùng + Chụp X Quang phổi.
-    Khi có biểu hiện nghi lao phổi đến phòng khám lao Quận, huyện nơi thuận tiện nhất
Quận Thủ đức: Đ/C 104 Đường 4, Khu phố 3, P. Tam phú, Q. Thủ đức.
-    Nếu xác định mắc bệnh lao tất cả các bệnh nhân đều được đăng ký điều trị ( kể cả bệnh nhân là người tạm trú, vô gia cư).
-    Thuốc điều trị lao được cấp miễn phí. Bệnh lao chữa lành được khi người bệnh dùng thuốc lao theo hướng dẫn:
Đúng:  liều lượng theo cân nặng. Uống đúng 1 lần duy nhất vào buổi sang lúc bụng đói.
Đều: dung thuốc lien tục 7 ngày trong tuần.
Đủ: Đủ thời gian lien tục trong 8 tháng.
Phối hợp: Dùng ít nhất 3 thư thuốc điều trị bệnh lao phối hợp nhau.
-    Nếu điều trị lao không đúng cách: Bệnh lao diễn tiến nặng hơn, có thể dẫn đến tử vong. Hoặc tạo ra vi trùng lao kháng thuốc lao điều trị khó, tốn kém, tốn thời gian, khả năng lành bệnh thấp.
-    Phòng ngừa bệnh lao:
+ Phòng ngừa chung: Nhà cửa thông thoáng, có ánh nắng mặt trời. Làm việc điều độ tránh qua sức, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, khạc nhổ đúng chỗ, nen che miệng khi ho, chảy mũi.
+ Đối với bệnh nhân bị lao: thực hiện các điều trên và nên : Cách ly, ngủ riêng, không bồng bế hôn trẻ em, khạc đợm vào trong lon có tro, cát, hoặc vôi có nắp đậy. Điều trị : đúng+ đủ+đều.
+ Đối với thân nhân người bệnh lao: nên đi khám thử đàm tại các phòng khám lao khi có triệu chứng nghi lao.
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

 

 

 GOOGLE MAPS

 

 

 

Trạm Y tế - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật  Tp Hồ Chí Minh.

 Địa chỉ: 01 Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, Tp Thủ Đức, TP HCM.

 Điện thoại: 0918883925 - 028.38972497 (8520)

 E-mail: yte@hcmute.edu.vn

 

Truy cập tháng:5,526

Tổng truy cập:19,920

LỊCH LÀM VIỆC

TỪ THỨ 2 - THỨ 7

SÁNG TỪ : 07H30 - 12H00

CHIỀU TỪ : 13H00 - 16H30