Tác giả :

Khi biết các kỹ năng sơ cấp cứu cho những sự cố thường gặp, bạn sẽ bình tĩnh hơn để giúp người bị nạn vượt qua những tình huống khó khăn.

Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Khi biết các kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu, bạn không chỉ giúp một người bị nạn giảm thiểu rủi ro mà còn có thể giúp cứu sống người.

Hãy cùng tìm hiểu những kỹ năng sơ cấp cứu dưới đây để bạn xử trí đúng cách khi có một ai đó gặp nạn nhé.

1. Hồi sức tim phổi cho người ngạt thở


 

Phương pháp hồi sức tim phổi là những kỹ năng sơ cấp cứu cho một người bị ngưng tim, bất tỉnh hoặc ngạt thở do đuối nước, điện giật… Khi thấy một người mũi ngừng thở và tim ngừng đập, bạn cần nhanh chóng gọi 115 rồi thực hiện các bước sơ cứu dưới đây:

  • Đưa nạn nhân đến nơi mát mẻ rồi lau sạch máu hoặc đờm ở miệng.
  • Nới lỏng và cởi bỏ quần áo, thắt lưng, vòng cổ.
  • Quỳ gối đối diện nạn nhân và đặt tay lên vùng ngực của người bị nạn (tương ứng với điểm giữa 2 núm vú) và nhấn lồng ngực.
  • Bạn giữ thẳng tay và ấn lồng ngực của nạn nhân liên tục xuống khoảng 3-4 cm, sau đó nới lỏng tay ra. Với người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, bạn thực hiện ép tim khoảng 100 lần/phút. Với trẻ em dưới 1 tuổi, bạn dùng 2 ngón tay nhẹ nhàng thực hiện ép tim hơn 100 lần/phút.
  • Sau khi nhấn lồng ngực, bạn hãy thực hiện hô hấp nhân tạo cho nạn nhân bằng cách nâng cằm nạn nhân ngửa ra sau. Một tay bạn bịt nhẹ mũi nạn nhân, còn tay kia kéo hàm dưới xuống để miệng nạn nhân mở ra.
  • Với người lớn và trẻ từ 8 tuổi trở lên, bạn hít thật sâu và thổi hai hơi liên tục vào miệng nạn nhân, mỗi phút cần thổi hơi 20 lần. Với trẻ em dưới 8 tuổi, bạn thổi một hơi, mỗi phút thực hiện thổi ngạt từ 20-30 lần.
  • Bạn chỉ nên thổi vừa phải, đủ thấy lồng ngực nhô lên trong khoảng 1 hơi/giây. Sau đó, bạn ngưng thổi và thả tay kẹp mũi để hơi thở thoát ra.
  • Bạn thực hiện ép tim 5 lần lại thổi hơi một lần cho đến khi thấy nạn nhân tỉnh lại. Sau khi bạn sơ cứu nạn nhân xong thì nên nhanh chóng đưa người đó tới bệnh viện để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Khi thực hiện hô hấp nhân tạo, bạn nên đặt một miếng gạc mỏng che miệng nạn nhân để tránh khỏi nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm.

Trường hợp người bị thương ở ngực và gãy xương sườn, bạn không nên thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực.

2. Cách sơ cứu người bị điện giật

 


 

Một người có thể bị điện giật do chạm vào dòng điện cao thế, tiếp xúc với dây điện bị đứt rơi xuống vũng nước, đứng chân trần trên vũng nước rồi chạm vào điện hoặc phơi quần áo ở dây điện…

Điện giật ở mức độ nặng có thể khiến nạn nhân bị bỏng, thậm chí làm mũi ngừng thở, mạch ngừng đập. Vì thế mà cách sơ cứu người khi bị điện giật là rất quan trọng với các bước dưới đây:

  • Bạn nhanh chóng tắt nguồn điện bằng cách tắt hộp cầu chì hoặc công tắc điện. Nếu bạn không thể tắt nguồn điện thì có thể đứng trên một đồ vật khô hoặc không dẫn điện như sách, báo, bảng gỗ. Sau đó, bạn gạc dây diện ra khỏi người nạn nhân bằng cách sử dụng vật không dẫn điện như gậy gỗ, tay cầm chổi bằng gỗ hoặc nhựa…
  • Sau khi bạn đã cách ly nạn nhân với nguồn điện thì nên kiểm tra người đó còn tỉnh hay đã ngất xỉu. Trường hợp nạn nhân ngất xỉu thì cần kiểm tra mũi người đó còn thở và tim còn đập hay không.
  • Nếu nạn nhân còn thở thì bạn khẩn cấp gọi số điện thoại cấp cứu 115, đồng thời luôn theo dõi nhịp tim người bị nạn, kiểm tra các vết thương, đặc biệt là vết thương ở đốt sống cổ. Nếu bạn không sơ cứu kịp thời vết thương ở cổ thì tổn thương ở bộ phận này có thể gây tê liệt.
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh, bạn đặt người đó nằm nghiêng để giúp loại bỏ đờm, từ đó giúp hô hấp trở lại nhưng nếu nạn nhân ngừng thở thì bạn phải thực hiện hồi sức tim phổi càng sớm càng tốt.
  • Bạn kiểm tra vết bỏng điện. Nếu vết bỏng khiến quần áo bị dính vào da người bị nạn, bạn không được gỡ quần áo ra.

Bạn không nên dùng dầu mỡ, kem đánh răng hay đá để chườm vết bỏng hay dùng khăn mặt, khăn tắm có nhiều sợi nhỏ đắp lên vết thương. Cách sơ cứu sai lầm này sẽ làm cho lớp da bị bỏng trở nặng hơn.

nguồn: sưu tầm

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

 

 

 GOOGLE MAPS

 

 

 

Trạm Y tế - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật  Tp Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 01 Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, Tp Thủ Đức, TP HCM.

Điện thoại: 0918883925 - 028.38972497 (8520)

E-mail: yte@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng:1,120

Tổng truy cập:3,698

LỊCH LÀM VIỆC

TỪ THỨ 2 - THỨ 7

SÁNG TỪ : 07H30 - 12H00

CHIỀU TỪ : 13H00 - 16H30