Tác giả :


I. Ngất xỉu là gì?
- Ngất xỉu xảy ra khi bộ não tạm thời không nhận đủ lượng máu cung cấp, khiến nạn nhân đột ngột mất ý thức trong thời gian ngắn
- Ngất và xỉu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau được hiểu như sau:
+ Ngất là trạng thái mất ý thức đột ngột  người bệnh không thể nhận biết những gì đang diễn ra.
+ Xỉu là tình trạng mất ý thức không hoàn toàn, nạn nhân cũng có khả năng nghe và nhận biết xung quanh. 


 
II. Ai có nguy cơ ngất xỉu
Bất kỳ ai ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ bị ngất xỉu. Tuy nhiên nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì nguy cơ ngất xỉu sẽ cao hơn.
- Người có bệnh lý về tim mạch hoặc bệnh lý khác.
- Thần kinh căng thẳng
- Bị huyết áp thấp mãn tính.
- Hiến máu khi chưa ăn.
- Hạ calci hoặc thay đổi tư thế đột ngột ….
III. Những biểu hiện của người bị ngất xỉu.
- Hôn mê, gọi, lay động không có phản ứng.
- Tay chân buông lỏng không có lực
- Da mặt xanh, nhợt
- Mạch rối loạn có lúc bắt được, lúc không.
- Hạ calci hoặc thay đổi tư thế đột ngột ….
- Tình trạng ngất xỉu thường xuyên thì nên đi đến cơ sở y tế để được thăm khám tìm ra nguyên nhân nếu một người bị ngất xỉu nhiều lần.
IV. Sơ cứu người bị ngất xỉu đột ngột. 


Khi gặp người bị ngất xỉu đột ngột, chúng ta cần có cách sơ cứu đúng, kịp thời như sau:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu thấp hơn chân
- Nếu nạn nhân vẫn còn thở và không có thương tích thì cố gắng nâng hai chân cao lên khoảng 30cm, hơn tầm của tim.
- Nới lỏng thắt lưng, cổ áo và những chỗ quần áo bó sát
- Ðặt đầu quay sang một bên để đề phòng hít chất nôn vào phổi hoặc tụt lưỡi vào cổ họng.
- Kiểm tra nhịp thở của nạn nhân, bắt đầu hô hấp nhân tạo trong trường hợp không thở.
- Tiếp tục hô hấp nhân tạo cho đến khi xe cấp cứu đến hoặc nạn nhân bắt đầu thở lại.
- Nếu nạn nhân ngất xỉu do té ngã bị thương, ưu tiên cầm máu hoặc giảm vết sưng phù hợp
- Nếu nạn nhân không tỉnh lại trong vòng tối đa 10 phút, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Những điều nên làm khi sơ cứu người bị ngất:
-   Đắp chăn ấm khi thân nhiệt nạn nhân thấp hơn bình thường
-   Có thể cho người bị ngất xỉu ngửi dầu nóng, dầu gió
-   Trong thời gian chờ cấp cứu đến, có thể day ấn nhân trung (vị trí huyệt nằm giữa 1/3 trên và 2/3 dưới rãnh nhân trung) nhanh, mạnh, dứt khoát để hỗ trợ người bệnh tỉnh lại
- Giúp nạn nhân hồi tỉnh bằng cách : Gọi tên, vẩy nước lạnh, đắp khăn lạnh, cho uống nước giải nhiệt…
Những điều không nên làm khi sơ cứu người bị ngất:
-  Không châm 10 đầu ngón tay cho người bệnh, tránh gây nhiễm trùng
 -    Không gọi nạn nhân tỉnh dậy quá nhanh để giảm nguy cơ ngất xỉu một lần nữa
  -   Không tụ tập quá đông người xung quanh để thoáng khí cho bệnh nhân dễ thở.
 Điểm lưu ý trong sơ cấp cứu bị choáng ngất quan trọng nhất là gọi Bác sĩ hoặc chủ động đưa nạn nhân đến bệnh viện để có hướng xử trí tiếp theo phù hợp cũng như tìm ra nguyên nhân điều trị.





Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

 

 

 GOOGLE MAPS

 

 

 

Trạm Y tế - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật  Tp Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 01 Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, Tp Thủ Đức, TP HCM.

Điện thoại: 0918883925 - 028.38972497 (8520)

E-mail: yte@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng:1,103

Tổng truy cập:3,681

LỊCH LÀM VIỆC

TỪ THỨ 2 - THỨ 7

SÁNG TỪ : 07H30 - 12H00

CHIỀU TỪ : 13H00 - 16H30