Câu 1: Học sinh- Sinh viên có phải đóng Bảo hiểm y tế bắt buộc không ạ?
Học sinh sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân đều phải có trách nhiệm đóng Bảo hiểm y tế theo quy
định của luật bảo hiểm y tế. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Ngoại trư
các trường hợp: HSSV thuộc diện nghèo, cân nghèo, thân nhân người có
công, thân nhân lực lượng vũ trang đã được cấp thẻ BHYT tại địa phương (
Cần phô tô thẻ BHYT còn giá trị sử dụng nộp về trạm y tế trường để tổng
hợp báo cáo với cơ quan BHYT theo diện BHYT diện khác)
Câu 2: Sinh viên hiện đang học tại trường không tham gia bảo hiểm y tế có bị kỷ luật gì không ạ?
Sinh viên hiện đang học tại trường không tham gia bảo hiểm y tế , tức
không thực hiện nghĩa vụ theo quy định của luật Bảo hiểm y tế tại Nhà
trường, Sinh viên bị trừ điểm rèn luyện theo quy định của Nhà trường
trong năm học không tham gia BHYT ( nếu không có phô tô BHYT diện khác
còn thời hạn nộp về Trạm y tế trường).
Câu 3: Thời gian đóng bảo hiểm y tế HSSV theo năm học bắt đầu từ khi nào? Mức phí phải đóng là bao nhiêu?
Thời gian đóng bảo hiểm y tế HSSV theo năm học, bắt đầu từ ngày 17 tháng
8 đến 17 tháng 9 theo năm học. Để thẻ bảo hiểm HSSV được liên tục
quyền lợi, thời gian thì HSSV phải đóng đợt thu này.
Tổng mức phí đóng Bảo hiểm y tế từ 1/7/2023 là: 972.000đ nhưng HSSV được nhà nước hỗ trợ 30%, còn lại HSSV phải đóng 70%. Số tiền phải đóng là: 680.400 đồng/12 tháng
Nếu sinh viên không kịp đóng đợt này thì sẽ tiếp tục vào đợt thu sau đó, nhưng sẽ bị thiệt về thời gian.
44519_TB muc dong luong co so ND 24 thay the CV 2623.pdf
Câu 4: Để tham gia BHYT Sinh viên cần những gì ? Phòng ban nào của nhà trường thực hiện công tác bảo hiểm cho HSSV?
Để tham gia BHYT Sinh viên cần:
+ Nộp đủ số tiền: 680.400 đồng/12 tháng. Đúng thời gian theo thông báo của Nhà trường.
+ Mang thẻ sinh viên và CCCD để cung cấp đầy đủ và đúng thông tin để lập DS mua BHYT theo mẫu quy định chung của BHYT.
+ Sinh viên các khóa cũ có thể thu theo lớp hoặc thu lẻ tại Trạm y tế. Cụ thể theo thông báo của Trạm y tế vào đầu năm học.
Câu 5: Quyền lợi của HSSV khi thạm gia BHYT được ưu đãi hơn như thế nào?
Theo quy định của luật BHYT
- HSSV được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện quận,
huyện và tương đương theo danh sách của cơ quan BHXH cung cấp theo hằng
năm.
- Được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường từ nguồn kinh phí của BHYT .
- Được thanh toán 100% chi phí KCB nếu tổng chi phí khám chữa bệnh 1 lần thấp hơn 15% mức lương tối thiểu.
- Được thanh toán 80% chi phí KCB nếu KCB đúng theo quy định. Kể cả
khi thực hiện KCB có dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn( nhưng không
quá 40 tháng lương tối thiểu cho 1 lần sử dụng dịch vụ)
- Các trường hợp tham gia BHYT liên tục từ 36 tháng trở lên sẽ được
quỹ BHYT thanh toán 80% của 50% thuốc điều trị ung thư thuốc chống thải
ghép ngoài DM quy định của Bộ y tế.
- Trường hợp cấp cứu được khám và điều trị ở bất kỳ cơ sở khám chữa
bệnh nào có hợp đồng khám chữa bệnh với BHXH TP.HCM. Nhưng trước khi ra
viện phải trình thẻ y tế để được hưởng 80% theo quy định.
- Các trường hợp đi khám không đúng cơ sở khám chữa bệnh, có trình thẻ BHYT thì được hưởng quyền lợi theo hạng bệnh viện:
+ Được thanh toán 70 % chi phí KCB tại các BV hạng III
+ Được thanh toán 50 % chi phí KCB tại các BV hạng II
+ Được thanh toán 30 % chi phí KCB tại các BV hạng I và hạng đặc biệt.
- Các trường hợp đi KCB ở các cơ sở y tế không đăng ký hợp đồng KCB
với BHXH mà không trình thẻ BHYT thì được thanh toán theo thực tế
nhưng mức tối đa không vượt quá quy định của thông tư liên tịch 09/2009
TTLT- BYT-BTC.
Câu 6: Các trường hợp nào không được hưởng BHYT?
1. Chi phí trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước chi trả.
2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng , an dưỡng.
3. Khám sức khỏe.
4. Xét nghiệm chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình,
nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do
nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
7. Các dịch vụ tiêm phòng bệnh.
8. Điều trị: lác, cận thị, tật khúc xạ của mắt.
9. Vật tư y tế thay thế bao gồm; chân tay giả, mắt giả, răng giả, máy
trợ thính, mắt kính, phương tiện trợ giúp vân động trong khám bệnh,
chữa bệnh và phục hồi chức năng.
10. Khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa.
11. Khám bệnh, Chữa bệnh trong trường hợp nghiện ma túy, nghiện rượu, hoặc chất gây nghiện khác.
12. Khám bệnh, Chữa bệnh trong trường hợp tổn thương về thể chất tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.
13. Giám định y khoa, Giám định pháp y, Giám định pháp y tâm thần.
14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
Câu 7: Sinh viên có tham gia thêm Bảo hiểm kết hợp con người mức đóng
100.000 đồng /1năm được hưởng những quyền lợi như thế nào?
- Sinh viên được hưởng Bảo hiểm tai nạn 24/24 h.( Trường hợp tử vong :
trả tối đa 20 triệu đồng/ người/ vụ. Thương tật do tai nạn: trả theo tỷ
lệ thương tật quy định tại bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm ứng với STBH.
- Được hỗ trợ nằm viện điều trị nội trú: do ốm đau , bệnh tật, tai
nạn được trợ cấp tối đa 100.000 đồng/ ngày. Nhưng không quá 60 ngày/1
năm.
- Phẫu thuật trả theo chi phí thực tế quy định tại bảng trả tiền bảo hiểm do phẫu thuật tương ứng với STBH.
Câu 8: Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm bao gồm những gì?
- Thẻ bảo hiểm còn giá trị bảo hiểm.
- Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo mẫu.
- Các chứng từ y tế liên quan đến điều trị bệnh, tai nạn (Giấy ra
viện, giấy chứng nhận phẫu thuật, toa thuốc, bản kê chi phí nằm viện,
biên lai thu tiền viện phí ) có ký đóng dấu đầy đủ.
- Biên bản tai nạn (trong các trường hợp tai nạn phức tạp)
- Giấy chứng tử ( trường hợp chết).
- Giấy tờ khác tùy từng trường hợp cụ thể.
• Các trường hợp làm hồ sơ yêu cầu trả tiền Bảo hiểm con người kết
hợp Sinh viên đến P.1 Trạm y tế vào sáng thứ 5 hàng tuần để được hướng
dẫn tư vấn trực tiếp ghi từng hồ sơ.
• Trường hợp làm hồ sơ thanh toán BHYT Sinh viên đến trực tiếp cơ quan BHXH- TP. HCM
theo Đ/C: 117 C Nguyễn Đình Chính, P.15, Q. Phú Nhuận. Để làm và nộp hồ sơ trực tiếp cho BHYT.
Câu 9: Sinh viên chích ngừa dại do súc vật cắn có được hưởng BHYT không
ạ? Muốn được hưởng quyền lợi này Em cần tham gia loại Bảo hiểm gì ở
trường ?
Sinh viên chích ngừa dại do súc vật cắn không được hưởng BHYT. Tất cả các loại chích ngừa dịch vụ BHYT không chi trả.
Muốn được hưởng thêm quyền lợi khi chích ngừa bệnh dại do súc vật cắn Em
phải tham gia Bảo hiểm con người kết hợp. Mức đóng 100.000 đồng/1 năm.
Trong đó có bao gồm quyền lợi này. Và các quyền lợi tai nạn, nằm viện,
phẫu thuật….
Câu 10: Thẻ bảo hiểm bị mất, hư, sai,… thì Sinh viên phải làm gì? Đến đâu để liên hệ làm lại ạ?
Các trường hợp như trên Sinh viên cài phần mềm VssID để sử dụng thay thế cho thẻ giấy.