Tác giả :

Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm, loại bỏ nguyên nhân gây bỏng, làm dịu mát vết bỏng là việc ưu tiên thực hiện. Khi tai nạn bỏng xảy ra, mỗi giây đều quý giá. Việc cần làm đầu tiên là ngăn chặn sự tiếp xúc với nguồn gây bỏng, bảo vệ nạn nhân khỏi tổn thương thêm. Cuối cùng, cần đảm bảo nạn nhân được chuyển đến một nơi an toàn để chuẩn bị cho các bước cấp cứu tiếp theo.

Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng

- Đảm bảo an toàn: Đưa nạn nhân đến nơi an toàn, thoáng đãng để chuẩn bị cho việc cấp cứu.

- Loại bỏ nguyên nhân: Nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng ra khỏi nạn nhân, ví dụ như đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người nạn nhân.

- Cởi bỏ quần áo, trang sức…các nguyên nhân gây bỏng trên nạn nhân.

Lưu ý: Có những loại vải càng cháy càng dính chặt vào nạn nhân thì không nên xé bỏ.

Bước 2: Đánh giá ban đầu và bảo đảm chức năng sống còn

- Kiểm tra ý thức: Xác định tình trạng ý thức của nạn nhân (tỉnh hay không tỉnh).

- Đường thở và hô hấp: Kiểm tra đường thở và tình trạng hô hấp (có ngừng thở hay khó thở không).

- Tuần hoàn: Kiểm tra mạch ngoại vi và xem có ngừng tim hay không.

- Chấn thương kết hợp: Phát hiện chấn thương kết hợp như gãy xương lớn hoặc chấn thương sọ não, chảy máu lớn.

- Nếu nạn nhân ngừng hô hấp, tuần hoàn => lập tức hồi sức tim, phổi ngay.

Bước 3: Ngâm rửa vùng bỏng

- Chỉ thực hiện khi nạn nhân tỉnh táo, không khó thở, không có chấn thương kèm theo

- Ngâm rửa sớm: Ngâm vùng bỏng vào nước sạch càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 30-60 phút đầu.

- Thời gian ngâm rửa: Thời gian ngâm rửa khoảng 15-20 phút đến 30-45 phút, hoặc cho đến khi hết đau rát.

Lưu ý: Tránh sử dụng đá lạnh: Không sử dụng đá lạnh hoặc nước đá lạnh để ngâm rửa hay chườm lên vết bỏng.

Bước 4: Che phủ tạm thời vết bỏng

- Che phủ vết bỏng: Sau khi ngâm rửa, che phủ vết bỏng bằng gạc sạch, vải sạch, khăn mặt, hoặc vải màn sạch.

- Không nên bôi, đắp bất cứ chất, hóa chất (ví dụ: kem đánh răng, nước mắm…) lên vết bỏng tại hiện trường.

Bước 5: Ủ ấm và bù nước điện giải sau bỏng

- Bù nước điện giải: Bù nước điện giải bằng đường uống, có thể uống oresol, nước sạch (đun sôi để nguội)

- Ủ ấm: Giữ ấm cho nạn nhân, đặc biệt là các vùng không bị bỏng.

- Giảm đau: Nếu có thể, giảm đau cho nạn nhân bằng các thuốc giảm đau toàn thân.

Bước 6: Vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

- Vận chuyển khẩn cấp: Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để nhận sự chăm sóc và điều trị chuyên khoa.

- Nâng cao chi bị bỏng trong khi vận chuyển, đặt nạn nhân tư thế an toàn (nửa nằm nửa ngồi nếu nghi ngờ bỏng hô hấp).

Khoa Sức khỏe cộng đồng – Môi trường và Bệnh nghề nghiệp, HCDC

 

 

Nguồn: https://hcdc.vn/quy-trinh-so-cuu-cap-cuu-ton-thuong-bong-nhiet-GTpzZq.html

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

 

 

 GOOGLE MAPS

 

 

 

Trạm Y tế - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật  Tp Hồ Chí Minh.

 Địa chỉ: 01 Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, Tp Thủ Đức, TP HCM.

 Điện thoại: 0918883925 - 028.38972497 (8520)

 E-mail: yte@hcmute.edu.vn

 

Truy cập tháng:5,424

Tổng truy cập:19,818

LỊCH LÀM VIỆC

TỪ THỨ 2 - THỨ 7

SÁNG TỪ : 07H30 - 12H00

CHIỀU TỪ : 13H00 - 16H30