Hiến máu nhân đạo là một trong những nghĩa cử cao đẹp mang đậm giá trị nhân văn. Hiến máu không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí còn có một số tác dụng tích cực nhất định đối với cơ thể. Lượng máu đã hiến sẽ được cơ thể nhanh chóng tái tạo, phục vụ cho quá trình tuần hoàn. Hiến máu không mất nhiều thời gian, sức lực nhưng vô cùng cần thiết cho xã hội.
Hằng ngày, hằng giờ, trên cả nước chúng ta luôn gặp những người có hoàn cảnh rất khó khăn. Trong đau ốm, cấp cứu, họ thiếu máu, không đủ điều kiện mua máu để tự cứu sống mình. Họ đang khao khát trông chờ lòng nhân ái bằng những giọt máu quý báu của mọi người. Giọt máu cho đi cuộc đời ở lại . Những giọt máu chúng ta cho đi đồng nghĩa với chúng ta đã trao niềm hi vọng được sống và tiếp thêm sức mạnh cho nhiều bệnh nhân đang đứng giữa sự sống và cái chết. Đề góp phần cứu người bệnh mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần tình nguyện hiến máu cứu người khi chúng ta có thề.
Chỉ cần hiến một phần máu của mình, chúng ta đã cứu sống rất nhiều người trước nguy cơ mất người thân, bạn bè và trước tiên là cứu được tính mạng của chính người bệnh đang cần máu.
Để phong trào hiến máu tình nguyện ngày càng lan tỏa trong cộng đồng, nhằm tạo dựng nét đẹp văn hóa hiến máu cứu người. Nay trường chúng ta phát huy phong trào tham gia hiến máu nhân đạo. Ban vận động hiến máu tình nguyện trường tha thiết kêu gọi toàn thể cán bộ viên chức, giáo viên và các bạn sinh viên đừng ngần ngại hãy tham gia hiến máu cứu người, hãy chia sẻ mỗi giọt máu, một tấm lòng để cứu người, cứu giúp những bệnh nhân có cơ hội được sống hoặc kéo dài sự sống bằng chính giọt máu quý báu của chúng ta.
Tại sao chúng ta cần hiến máu tình nguyện
Cứ 10 người thì 8 người có nguy cơ truyền máu
Mỗi ngày cả nước tiếp nhận hơn 3.000 đơn vị máu
Hiện 70% người hiến máu là học sinh, sinh viên nên máu thường thiếu vào dịp ( T4-T9 ) và Tết ( T12- T2).
Máu được sử dụng vào: Cấp cứu, phẩu thuật và bệnh thiếu máu.
Lợi ích của hiến máu tình nguyện
Mỗi lần hiến máu – một lần khám sức khỏe
Mỗi lần hiến máu – gửi máu vào ngân hàng máu
Hiến máu khi trẻ có xu hướng hình thành, lặp lại hành vi tích cực.
Hiến máu làm giảm lượng sắt dư thừa
Giảm hình thành mảng xơ vữa
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Giảm nguy cơ đột quỵ
Giảm nguy cơ ung thư.
Đối với xã hội, hiến máu tình nguyện
Tiết giảm ngân sách y tế
Giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường máu.
Nguồn tài liệu thông tin tổ chức chương trình hiến máu
Máu thu về sẽ được làm xét nghiệm gì?
Kiểm tra nhóm máu, HIV, virus viêm gan siêu vi B, C, giang mai, sốt rét.
Bạn sẽ được thông báo kết quả bí mật nếu mắc bệnh nhiễm trùng.
Hiến máu có hại cho sức khỏe không?
Nghiên cứu và thực tế cho thấy hiến máu theo hướng dẫn của Bác sĩ không gây hại cho sức khỏe
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI THAM GIA HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
I .ĐIỀU KIỆN THAM GIA HIẾN MÁU :
- Tất cả mọi người từ 18 - 60 tuổi, thực sự tình nguyện hiến máu của mình để cứu chữa người bệnh.
- Cân nặng ít nhất là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.
- Thời gian giữa 2 lần hiến máu là 12 tuần đối với cả Nam và Nữ
* Không mắc các bệnh tim mạch, gan, phổi, thận, ung thư, tiểu đường và các bệnh lý về máu.
* Không nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đường máu : HIV/AIDS, viêm gan B – C, giang mai, sốt rét.
* Khi đi hiến máu mang theo giấy chứng minh nhân dân
* Nữ đang trong thời gian hành kinh không được hiến máu.
II. ĐIỀU KIỆN CẦN LÀM TRƯỚC KHI HIẾN MÁU :
* Nghỉ ngơi, ngủ tốt đêm trước ngày hiến máu
* Không thức khuya, không uống rượu, bia trước ngày hiến máu.
* Uống nước trà đường trước khi hiến máu
* Ngồi nghỉ 15 phút trước khi khám chọn hiến máu
* Không mang theo tư trang hay đồ cá nhân khi hiến máu vì không có người bảo quản.
III. LƯU Ý LÀM SAU KHI HIẾN MÁU :
1. Nên:
+ Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 - 15 phút.
+ Uống nhiều nước sau khi hiến máu.
+ Nên uống viên thuốc sắt sau khi hiến máu.
+ Để miếng băng dính sau ít nhất 3 - 4 giờ mới lấy đi.
+ Trong 2 - 3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.
+ Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường.
2. Tránh:
+ Uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu.
+ Làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …) trong hai ngày đầu.
+ Các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rượu bia.
Hy vọng qua bài viết này chúng tôi sẽ nhận được sự quan tâm và hưởng ứng đông đảo của quý thầy cô và cán bộ công nhân viên cũng như các bạn Sinh viên. Mến chúc sức khỏe.
Nguồn : Tổng hợp